Cô gái này, cho dù chúng ta có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều là bên cạnh mẹ mà trưởng thành. Cùng mẹ sống trong một căn nhà hơn hai mươi năm nhưng đối với việc trở thành mẹ thực ra cả tôi và cậu đều không hiểu rõ. Hôm nay là ngày phụ nữ Việt Nam, tôi muốn kể cho cậu nghe một câu chuyện có tên “Câu chuyện trở thành mẹ”. Nghe xong câu chuyện này có thể cậu sẽ hiểu càng rõ hơn về việc mang thai, sinh con và sẽ càng hiểu được nỗi lòng của mẹ.
Vì sao lại quyết định trở thành mẹ?
Quyết định trở thành mẹ của tôi là khi dạo công viên và nhìn thấy vài em bé khoảng 2-3 tuổi siêu siêu vẹo vẹo đi trên đường. Khi ấy, thật sự rất muốn tiến đến bên cạnh để ôm lấy chúng, sau đó dần bắt đầu tò mò không biết em bé của chính mình sẽ có bộ dáng như thế nào? Chính vì vậy và tôi và chồng về nhà bắt đầu chuẩn bị mang bầu.
Quá trình bắt đầu mang bầu
Do có biểu hiện của hội chứng u nang buồng trứng nên tôi phải uống thuốc để điều trị thân thể. Nhờ vả rất nhiều các bác sỹ thì sau 2 năm cuối cùng cũng mang thai. Ngày nhận thông báo biết tin mình đã mang thai tôi ôm lấy chồng mình một cách hạnh phúc. Do tình huống cơ thể không được ổn định nên bác sỹ đã đề xuất phương án nằm dưỡng thai thậm chí còn phải tiêm bổ sung các mũi tiêm cho mẹ bầu.
Khi tiêm phải tiêm vào phần bụng, mấy ngày liên đầu tiêm. Sau đó tôi bắt đầu béo lên vì tích nước, phần da bụng vì chịu tác động mà nổi mẩn. Từ đó tôi không còn muốn soi gương nữa. Khi bụng to dần lên nằm ngủ như thế nào cũng không thoải mái, liên tục phải đổi tư thế.
Tôi cũng theo dõi rất nhiều kênh của các mẹ trên các nền tảng xã hội rồi cứ thế vô thức đi xem quần áo dành cho trẻ nhỏ. Có những lúc vừa xem lại vừa quay ra hỏi chồng: “Chồng ơi, mình nên mua màu hồng hay màu xanh nhỉ?”
Quá trình vượt cạn nhiều nước mắt nhưng cũng rất hạnh phúc
Đến khi chuyển dạ chuẩn bị sinh, vốn dĩ mọi thứ từ vật chất đến tinh thần đều đã được chuẩn bị đầy đủ; ấy vậy mà tôi vẫn không ngừng căng thẳng và lo lắng. Trước đó tôi cũng đã xem rất nhiều chia sẻ khi vào phòng sinh của các mẹ vậy mà vẫn không thể nhịn được sợ hãi.
Khi chồng đưa tôi vào phòng sinh, nằm trên giường các y tá hỗ trợ ở bên chuẩn bị, trước mặt rất nhiều người cởi hết quần ra cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cắn chặt răng chịu đựng mọi cơn đau đến, cảm thấy thời gian sao mà trôi chậm thế, đau đến nỗi mất tri giác vậy vẫn chưa sinh được.
Lúc nằm trên giường cố gắng rặn để sinh con khi mà cả phần dưới không mặc đồ, có bác sĩ, hộ sinh là nam tự mình cũng cảm thấy không có tôn nghiêm. Nhưng lúc đó cũng không thể nghĩ nhiều như vậy, chỉ muốn nhanh chóng hết đau đớn, muốn em bé nhanh chóng ra ngoài.
Cuối cùng trên bàn đẻ, dưới sự hướng dẫn của bác sỹ thì em bé cũng an toàn ra đời. Lúc khâu vết thương, nỗi đau kim đâm vào da thịt cũng không khiến tôi tôi bớt căng thẳng và lo lắng; bởi lúc đó tôi chỉ muốn nhìn xem đứa con mà tôi vất vả sinh ra liệu có khoẻ mạnh hay không.
Vì con thói quen thay đổi, cơ thể cũng thay đổi
Sau khi được mẹ con chạm da thịt thì tôi được đẩy về phòng tĩnh dưỡng. Lúc đó cứ nghĩ sinh xong là được giải thoát rồi nhưng sau tôi bị tắc sữa đó hộ sĩ vào giúp đỡ kích thích tuyến sữa, lúc đó đau đến mức nghiến răng nghiến lợi kêu ra thành tiếng. Hộ sĩ bảo so với việc làm mẹ thì nỗi đau này đáng là gì chứ? Sau đó vài ngày, cuối cùng cũng được về nhà, dùng 1 tháng lương để thuê tắm bé, chăm sóc bé tháng đầu. Mẹ đẻ, mẹ chồng thì thay nhau chăm sóc tôi.
Vì bé con mà tôi phải cố ăn chân giò – món mà tôi cực kì không thích. Dù khi đã sinh xong rồi nhưng cân nặng của tôi vẫn không giảm nhìn trông rất béo cũng không dám để chồng mình chạm vào.
Đến ngày mà tôi trở thành mẹ được 6 tháng 10 ngày thì trong suốt khoảng thời gian đó không hôm nào được ngủ đủ giấc. Chỉ cần bé con ngọ nguậy, tỉnh giấc muốn ăn sữa thì không cần biết là mấy giờ cũng đều phải dậy đút con ăn. Đợi khi bé con ngủ rồi, thì lúc đó mắt lại thao láo, không buồn ngủ nữa. Dần dần vì cho con bú liên tục mà đầu ti của bị to ra rồi nứt cổ gà nghiêm trọng. Nỗi đau lúc đó thật sự khó có thể tưởng tượng được.
Cậu biết không, lúc sinh em bé tử cung và bàng quang bị sa xuống dẫn đến chạy bộ, hắt xì hay nhảy nhót để dễ bị dò tiểu. Dù cho sau khi sinh tôi cũng đã kiêng cữ và rất chú ý chế độ ăn uống nhưng da bụng vẫn cứ thế mà chảy xệ, dáng vẻ vì vậy mà cũng không thể đẹp được như trước kia.
Vì ở nhà chăm sóc con suốt có những lúc tôi cảm thấy bản thân đối với xã hội này cùng với những người xung quanh chưa có con thật tách biệt.
“Nhất định phải yêu mẹ của mình”
Có rất nhiều người hỏi tôi có hối hận khi sinh con không? Tôi dứt khoát trả lời “Không hối hận”. Tôi không muốn con tôi sau này lớn lên và nghĩ rằng mẹ của nó từng có ý nghĩ hối hận khi quyết định sinh nó.
Cũng có người hỏi “Nuôi con có khó không?”. Thật sự là nuôi con rất khó nhưng mỗi ngày nhìn con lớn dần thì dù có khó, có khổ tôi cũng chịu được. Câu chuyện này của tôi không chỉ là câu chuyện của bản thân tôi mà nó còn là câu chuyện của tất cả những người đã, đang và sẽ trở thành mẹ.
Những điều nhỏ nhặt của câu chuyện sinh nở này chỉ được kể lại khi mà đã trải qua và đã trở thành mẹ. Nỗi đau khi sinh sản, khó khăn khi nuôi dưỡng thật sự không chỉ vài dòng trong lá thư này của tôi mà có thể miêu tả rõ ràng được.
Hàm nghĩa và sức nặng của từ mẹ chỉ khi bản thân trở thành mẹ mới có thể hiểu được. Trở thành mẹ không chỉ là vai trò thay đổi mà còn là cả tâm thái, cả những thói quen đều thay đổi. Nếu cậu hỏi tôi “Có điều gì muốn chia sẻ với những cô gái chưa sinh con không?” thì tôi chỉ muốn nói “nhất định phải yêu mẹ của mình”.
Trên thế giới này, ai cũng có rất nhiều lí do để có thể không chăm sóc con nhưng mẹ thì không. Trên thế gian này, có rất nhiều thân phân đều có thể thay đổi, chỉ có bố mẹ là không thể thay đổi.
Hôm nay là ngày Phụ Nữ Việt Nam, chúc cho tất cả những người đã trở thành mẹ một ngày 20/10 vui vẻ. Cuối cùng thì tôi muốn gửi đến cậu và những người chưa trở thành mẹ ” Các cậu nên có sự sẵn sàng và chuẩn bị thật tốt trước khi làm mẹ, chứ không phải vì cậu là con gái nên cậu phải làm mẹ”.
Thân
Người bạn lần đầu làm mẹ của cậu!